Bối cảnh đầu tư năng lượng tại Việt Nam: Cập nhật Kế Hoạch Thực Hiện Quy Hoạch Điện 8 và tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư
Chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ hai phát triển pháp lý quan trọng phản ánh sự tiến bộ đang diễn ra trong khuôn khổ quy định năng lượng của Việt Nam vào năm 2025.
Dự Thảo Hướng Dẫn Thi Hành Luật Dữ Liệu
Ngày 30 tháng 11 năm 2024, Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua Luật số 60/2024/QH15, được gọi là Luật Dữ Liệu (Luật Dữ Liệu), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025). Tiếp nối Luật Dữ Liệu, vào tháng 1 năm 2025, Chính Phủ đã ban hành dự thảo các văn bản hướng dẫn quan trọng nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả Luật Dữ Liệu, bao gồm Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dữ Liệu (Dự Thảo Nghị Định) và Dự Thảo Quyết định ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi (Dự Thảo Quyết Định). Thông qua bản tin cập nhật pháp luật này, chúng tôi sẽ phân tích những quy định trọng yếu được ban hành trong Dự Thảo Nghị Định và Dự Thảo Quyết Định.
Luật Mới Về Quy Hoạch và Đầu Tư Kinh Doanh
Ngày 29 tháng 11 năm 2024, Quốc hội đã ban hành Luật số 57/2024/QH15 ("Luật sửa đổi"), đưa ra những sửa đổi quan trọng đối với một số luật hiện hành, bao gồm Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ("Luật Quy hoạch"), Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ("Luật Đầu tư"), Luật Đầu tư đối tác công tư số 64/2020/QH14 ("Luật PPP") và Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ("Luật Đấu thầu"). Có hiệu lực từ ngày 15/01/2025, Luật sửa đổi nhằm giải quyết những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, khuyến khích đầu tư, đặc biệt là các dự án đối tác công tư, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong quá trình đấu thầu. Bản cập nhật pháp lý này nêu bật các sửa đổi chính được đưa ra bởi Luật sửa đổi.
Luật Điện lực Việt Nam năm 2024
Quốc Hội Việt Nam đã thông qua luật điện lực mới số 61/2024/QH15 vào ngày 30 tháng 11 năm 2024, sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2025 (Luật Điện Lực 2024), thay thế cho luật điện lực 2004 hiện hành (được sửa đổi tùy từng thời điểm). Luật này đánh dấu một bước ngoặt lớn và ghi nhận một sự tiến bộ đáng kể đối với ngành điện lực Việt Nam.
Luật Điện Lực 2024 làm rõ nhiều phạm vi áp dụng mới và tương đối rộng, đây là những vấn đề mà chưa được điều chỉnh bởi luật điện lực 2004 hiện hành. Những lĩnh vực này bao gồm phát triển năng lượng tái tạo trong đó có cả điện gió ngoài khơi, và các nguồn năng lượng mới; giá dịch vụ về điện nhằm chuẩn bị cho cơ chế giá điện hai thành phần; các dự án điện lực khẩn cấp; chủ trương để chấp thuận đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án điện. Ngoài ra, việc tái khởi động phát triển năng lượng hạt nhân cũng được quy định là độc quyền của Chính Phủ Việt Nam. Do đó, chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều quy định hướng dẫn mới nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Luật Điện Lực 2024 mới.
Bản cập nhật pháp lý này tập trung vào những tiến bộ quan trọng trong khung pháp lý chung về việc phát triển các dự án phát điện sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
Luật Dữ Liệu Đầu Tiên của Việt Nam
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2024, Quốc Hội đã chính thức ban hành Luật Dữ Liệu đầu tiên của Việt Nam (Luật Dữ Liệu), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025. Luật Dữ Liệu điều chỉnh dữ liệu số, sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu số, bên cạnh những nội dung khác. Luật Dữ Liệu áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Luật Dữ Liệu cũng áp dụng đối với các thực thể nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động dữ liệu số tại Việt Nam. Với phạm vi áp dụng rộng như trên, Luật Dữ Liệu dự kiến sẽ có tác động lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu số tại Việt Nam. Trong bản tin cập nhật pháp luật này, chúng tôi sẽ nêu những điểm đáng chú ý của Luật Dữ Liệu.
Nghị Định 135/2024/NĐ-CP về Điện Mặt Trời Mái Nhà
Tiếp nối việc ban hành Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy Hoạch Điện VIII), và Kế Hoạch Thực Hiện Quy Hoạch Điện VIII, Chính Phủ Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực phát triển và hoàn thiện khung pháp lý cho ngành điện, đặt mục tiêu thực hiện đúng tiến độ Quy Hoạch Điện VIII theo Phụ lục I. Quy Hoạch Điện VIII và Kế Hoạch Thực Hiện Quy Hoạch Điện VIII đặt chỉ tiêu tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự cung cấp, tự sản xuất là 2,600MW đến năm 2030. Tổng công suất này được phân bổ cụ thể theo các tỉnh và địa phương tại Kế Hoạch Thực Hiện Quy Hoạch Điện VIII (Công Suất Phân Bổ).
Kế Hoạch Thực Hiện Quy Hoạch Điện VIII
Ngày 1 tháng 4 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 262/QD-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 (Kế Hoạch Thực Hiện QHĐ8). Kế Hoạch Thực Hiện QHĐ8 được kỳ vọng cung cấp chi tiết các dự án nguồn điện quan trọng được coi là ưu tiên đầu tư của ngành cho đến năm 2030.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu đối với bất động sản theo Luật Đất đai 2024
Từ trước đến nay tại Việt Nam, người sử dụng đất và/hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất một cách hợp pháp (Sở Hữu Hợp Pháp) sẽ được cấp một chứng thư pháp lý theo quy định của pháp luật về đất đai và/hoặc xây dựng theo từng thời kỳ (gọi chung là “Giấy Chứng Nhận”) nếu đáp ứng các điều kiện luật định.
Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Mới
Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, Luật Các Tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 1 năm 2024 (Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Mới) sẽ thay thế Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đang có hiệu lực (Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Hiện Hành). Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Mới đề xuất những sửa đổi đáng chú ý, ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc sửa đổi này nhằm củng cố tính ổn định của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ việc tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự đổi mới trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam.
Dự Thảo Nghị Định Về Thành Lập, Quản Lý Và Sử Dụng Quỹ Hỗ Trợ Đầu Tư Đối Với Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu
Hưởng ứng về Nghị Quyết Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu (Nghị Quyết Thuế TTTC) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, dự thảo Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư (Dự Thảo Nghị Định) vừa được đưa ra lấy ý kiến toàn dân. Trong bản tin cập nhật pháp lý này, chúng tôi sẽ trình bày những điểm nổi bật của Dự Thảo Nghị Định.
Hướng dẫn về Trọng tài tại Việt Nam - Ấn bản 2024
Ấn bản cập nhật này cung cấp những phân tích sâu sắc về thực trạng hoạt động trọng tài thương mại và xu hướng công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng như hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu của một bên, trình bày những hiểu biết, cái nhìn sâu sắc và những phát triển mới nhất cần thiết cho những người hành nghề luật và doanh nghiệp hoạt động trong khu vực.
Luật Mới Về Kinh Doanh Bất Động Sản
Tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 11/2023, Quốc hội Việt Nam Khóa XV đã biểu quyết và thông qua Luật Kinh Doanh Bất Động Sản sửa đổi (LKDBĐS Sửa Đổi) và Luật Nhà Ở sửa đổi (LNO Sửa Đổi). Hai luật này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, cùng với Luật Đất Đai Sửa Đổi đang được cân nhắc và dự kiến sẽ được biểu quyết vào năm 2024 (Luật Đất Đai Sửa Đổi), sẽ hình thành một bộ khung pháp lý quan trọng mới điều chỉnh thị trường bất động sản Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra những thay đổi đáng chú ý đồng thời so sánh những điểm này với Luật Kinh Doanh Bất Động Sản hiện hành, Luật Nhà Ở hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan (lần lượt là LKDBĐS Hiện Hành và LNO Hiện Hành).
Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Việt Nam
Mặc dù có một số điểm tương đồng, hệ thống quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam có những khác biệt cơ bản với hệ thống quyền sở hữu đất đai của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Hiến pháp Việt Nam và quy định pháp luật liên quan của Việt Nam, đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện thay mặt nhân dân để quản lý toàn bộ đất đai. Khi thực hiện chức năng quản lý đất đai này, Nhà nước (thông qua nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau) giao hoặc cho các cá nhân và tổ chức thuê “quyền sử dụng đất”, là quyền sử dụng một thửa đất nhất định cho một mục đích cụ thể, đôi khi trong một thời hạn xác định và hữu hạn và đôi khi là không xác định thời hạn. Việc nắm giữ quyền sử dụng đất được ghi nhận trong giấy chứng nhận do Nhà nước cấp, được gọi là “Giấy chứng nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất” (GCNQSDĐ). Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, cá nhân hoặc tổ chức có khả năng “sở hữu” (nghĩa là có quyền sở hữu một cách hợp pháp và rõ ràng) (Sở Hữu) tài sản là bất động sản được xây dựng trên đất (Công Trình), nhưng không có cá nhân hay tổ chức nào ở Việt Nam có khả năng sở hữu bất kỳ loại đất nào tại Việt Nam (dù cá nhân và tổ chức đó là chủ sở hữu đã đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất nhất định).
Khả Năng Giải Quyết Tranh Chấp bằng Trọng Tài của các Thỏa Thuận Không Cạnh Tranh và Bảo Mật
Ngày 1 tháng 10 năm 2023, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã ban hành Quyết định 364/QD-CA công bố bảy (7) bản án hiện tại được coi là Án lệ tại Việt Nam. Một trong những án lệ này là Án Lệ số 69/2023/AL giải quyết vấn đề về khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của các thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh trong hợp đồng giữa người sử dụng lao động-người lao động (Án Lệ), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2023.
Luật Viễn thông sửa đổi
Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Viễn thông sửa đổi với số phiếu tán thành là 468 trên 472. Dự kiến, Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, thay thế Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 hiện hành. Luật Viễn thông sửa đổi là một bước quan trọng hướng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam vì luật này điều chỉnh khung pháp lý cho phù hợp với thông lệ và xu hướng quốc tế đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Trong bản tin cập nhật pháp luật này, chúng tôi trình bày một số thay đổi quan trọng sẽ có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông tại Việt Nam.
Vấn Đề Thường Gặp Trong Hợp Đồng Xây Dựng: Hội đồng giải quyết tranh chấp
Trong số các phán quyết mang tính bước ngoặt, các Tòa án Việt Nam (Tòa án) đã mở ra một kỷ nguyên chuyển đổi cho các cơ chế giải quyết tranh chấp theo mô hình FIDIC trong lĩnh vực xây dựng. Sự thay đổi này khẳng định quyền của một bên trực tiếp bắt đầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bỏ qua quy trình bắt buộc của hội đồng giải quyết tranh chấp và hòa giải. Tòa án cũng tránh được vấn đề thường gặp khi xem xét nội dung các phán quyết trọng tài.