Thị Trường Vốn và Chứng Khoán

Quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết được giới hạn ở mứa 49% vốn cổ phần của các công ty này, hoặc 30% đối với các ngân hàng thương mại được niêm yết.

Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HANX) vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, và tiềm năng nội tại rất lớn của các sàn giao dịch này, trong phạm vi rộng, vẫn còn chưa được nhìn nhận cho đến nay.

Thị trường nợ của Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ và bị cản trở bởi tính thanh khoản thấp và thiếu các xếp hạng tín dụng quốc tế vững chắc. Không hề có lịch trình rõ ràng và cụ thể về việc bán đấu giá trái phiếu chính phủ, và thị trường thường được đặc trưng bởi sự thiếu gắn kết và tổ chức. Thuế đánh vào các giao dịch 10bps tạo ra một rào cản đáng tiếc cho các nhà đầu tư nước ngoài, họ là những đối tượng mà trong hoàn cảnh khác có thể bơm vào một lượng vốn rất cần thiết cho thị trường. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển, mặc dù thời gian gần đây đã chứng kiến rất nhiều đợt phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ, trái phiếu không trả lãi định kỳ, và trái phiếu chuyển đổi, trong đó các tổ chức phát hành đang cố gắng tiếp cận nguồn tài trợ không phải trả lãi suất cao (thông qua ngân hàng cho vay) hoặc không phải chấp nhận sự tham gia vốn chủ sở hữu đáng kể của bên thứ ba thông qua việc phát hành riêng lẻ.

Mặc dù đã có các yêu cầu pháp lý, nhiều công ty đại chúng ở Việt Nam không đạt được việc tuân thủ các quy định về công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước đang tiếp tục làm việc hướng tới tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực tiết lộ thông tin và quản trị doanh nghiệp, nhằm mục đích đạt được mức độ minh bạch cần thiết để thúc đẩy thị trường vốn của Việt Nam.

Những Vụ Việc Gần Đây

  • Hoạt động với tư cách cố vấn Việt Nam cho việc niêm yết của một quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô 401 triệu đô la Mỹ trên Thị Trường Đầu Tư Thay Thế (AIM) của Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Luân Đôn.
  • Tư vấn cho một bên cho vay liên quan đến việc tái cơ cấu một khoản nợ của một doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, doanh nghiệp này đã được hỗ trợ bởi một đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
  • Đại diện cho một quỹ đầu tư hàng đầu có trụ sở tại Singapore trong thương vụ dự kiến mua lại cổ phần chiến lược của một công ty niêm yết kinh doanh đường và các công ty sản xuất có liên quan tại Việt Nam.
  • Đại diện cho một quỹ đầu tư vốn mạo hiểm toàn cầu trong việc mua cổ phần vốn chiến lược trong một trong các công ty dịch vụ internet hàng đầu tại Việt Nam.
  • Tư vấn cho một quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Hồng Kông về việc mua lại cổ phần của công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam trên thị trường chứng khoán thông qua Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Đại diện cho một trong những định chế tài chính lớn nhất Châu Âu liên quan đến việc đầu tư dự kiến vào một công ty đại chúng niêm yết danh tiếng tại Việt Nam (vốn là một công ty nhà nước).
  • Đại diện cho một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam với quyền lợi đa dạng trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất điện, bất động sản, vận tải và dịch vụ tài chính, liên quan đến việc dự kiến phát hành trái phiếu doanh nghiệp quốc tế.
  • Tư vấn cho một công ty khai thác mỏ không có hiện diện thương mại tại Việt Nam về các khía cạnh của pháp luật Việt Nam về  một khoản cung cấp nợ tài chính có thể chuyển đổi với các bên cho vay nước ngoài và về các vấn đề liên quan đến sự cải thiện và thực thi các quyền lợi đảm bảo tại Việt Nam.
  • Đại diện cho một quỹ đầu tư quốc tế lớn trong việc đăng ký mua cổ phần “cổ đông chiến lược”  của một doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa (tư nhân hóa) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải.