Dự Thảo Nghị Định Về Phát Triển Điện Mặt Trời Mái Nhà Tại Việt Nam
Trong một bước tiến quan trọng hướng tới thúc đẩy lĩnh vực năng lượng tái tạo, Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của năng lượng mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) và tiềm năng của ĐMTMN trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã chính thức công nhận hệ thống ĐMTMN, bao gồm các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng. Quyết định này cho phép các doanh nghiệp phát triển ĐMTMN bán điện được tạo ra từ hệ thống ĐMTMN cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và/hoặc các khách hàng không phải là EVN mà không cần giấy phép hoạt động điện lực.
Thuế tối thiểu toàn cầu: Kỷ nguyên mới về Thuế ở Việt Nam
Vào ngày 29 tháng 11 năm 2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị Quyết về Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu (Nghị Quyết Thuế TTTC) với tỉ lệ biểu quyết tán thành gần như nhất trí (462/463). Nghị Quyết Thuế TTTC sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2024. Nghị quyết này chính thức mở ra một kỷ nguyên mới về thuế doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt tác động đến chiến lược kinh tế và vai trò ngày càng tăng của đất nước trong nền thương mại toàn cầu.
Công Nhận Và Thi Hành Phán Quyết Trọng Tài Nước Ngoài Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, trọng tài quốc tế tiếp tục được sử dụng rộng rãi với vai trò là một cơ chế giải quyết tranh chấp, thay thế cho việc khởi kiện tại tòa án.
Việt Nam là thành viên của Công Ước New York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (Công ước NY) và pháp luật Việt Nam đã bao gồm các quy định thể hiện các nguyên tắc chính của Công ước này.
Phân tích pháp lý: Tác động của Luật Thương mại đến giao dịch mua bán cổ phần ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam tiếp tục phát triển và thích ứng cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước với nền kinh tế quốc tế. Trong đó, pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại đã tồn tại, tuy nhiên chưa phát triển và bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Luật pháp Việt Nam được ban hành để điều chỉnh hoạt động thương mại đôi khi bị hiểu sai hoặc bị các bên lạm dụng nhằm né tránh trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng hoặc các trách nhiệm pháp lý khác.
Frasers – Cẩm nang Trọng tài Việt Nam 2023
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là sự quan tâm ngày càng tăng đối với các dự án và giao dịch lớn, đi kèm với đó là nguy cơ tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng. Khi việc sử dụng trọng tài như một cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế cho tranh tụng tại tòa án ngày càng tăng, việc thành lập một tổ chức trọng tài nước ngoài ưu việt như Tòa Trọng tài Thường trực tại Hà Nội báo hiệu sự phát triển của các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế ở Việt Nam.
Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng: Những thay đổi đáng chú ý theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới
Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 hiện hành. Luật hiện hành đã có hiệu lực từ tháng 7 năm 2011 và cần phải cập nhật để bắt kịp những thay đổi về tốc độ tăng trưởng và sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử. Trong bản tin cập nhật pháp luật này, chúng tôi trình bày về một số thay đổi quan trọng mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần lưu ý và cân nhắc trong chính sách bảo vệ người tiêu dùng của mình.
Đề Xuất Bãi Bỏ Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Tại Chỗ
Thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ (OTS) của Việt Nam được quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 01 năm 2015 (Nghị Định 08), đã được áp dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong mô hình vận hành thương mại của nhiều nhà sản xuất Việt Nam và thương nhân nước ngoài.
Thuế Tối Tiểu Toàn Cầu: Hệ Quả Đối Với Đầu Tư Nước Ngoài Trực Tiếp Tại Việt Nam
Trong năm 2013, Tổ Chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra mức Thuế Tối thiểu Toàn cầu (GMT), và nhận được sự đồng ý từ 142 quốc gia, và GMT sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2024. GMT là một biện pháp nhằm giải quyết vấn đề xói mòn cơ sở tính thuế trong nước và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) - về cơ bản là hành vi trốn thuế bằng cách khai thác lợi thế về thuế tại các quốc gia đang phát triển. Thuế suất GMT được ấn định ở mức 15%, nghĩa là một khi có hiệu lực, các doanh nghiệp hiện đang được hưởng lợi từ thuế suất ưu đãi tại Việt Nam có thể phải nộp thêm thuế. Trong những năm qua, Việt Nam đã tận dụng mức thuế thấp để thu hút đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, GMT sẽ có tác động đến nhiều doanh nghiệp đa quốc gia (MNE). Bạn có thể đọc Bản tin Cập Nhật Pháp Luật của chúng tôi để có góc nhìn tổng quan về những tác động tiềm ẩn đối với đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam và các chính sách của cơ quan thuế Việt Nam trong những tháng tới.
Luật mới về giao dịch điện tử
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (Luật Cũ) cũ cách đây 18 năm vào giai đoạn đầu khi hạ tầng công nghệ thông tin Việt Nam mới phát triển. Trước nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng Internet cũng như việc thiết lập và vận hành các nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số ngày càng phát triển, Luật Cũ bộc lộ một số hạn chế cần phải sửa đổi thêm để phản ánh nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam.
Nghị Định 46: Ý Nghĩa Đối Với Lĩnh Vực Bảo Hiểm
Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm được ban hành vào ngày 16 tháng 6 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.
Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm, có hiệu lực cùng ngày.
Các Vấn Đề Phổ Biến Hiện Nay: Phá Sản Và Trọng Tài Ở Việt Nam
Thủ tục giải quyết tranh chấp thường được quy định trong các hợp đồng và thỏa thuận giải quyết yêu cầu của chủ nợ, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bên nợ sắp phá sản? Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu thảo luận của chúng tôi về vấn đề phá sản và trọng tài ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, trong đó tập trung phân tích tác động qua lại giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp với luật phá sản theo cơ chế hệ thống thông luật (common law) và theo hệ thống dân luật (civil law) như Việt Nam. Bạn có thể nhấp vào liên kết bên dưới để xem tài liệu thảo luận của chúng tôi.
Quy Hoạch Điện VIII Được Thông Qua: Có những nội dung nội bật nào? Các bước tiếp theo là gì?
Quy hoạch phát triển điện lực (QHĐ8) được chờ đợi từ lâu của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào ngày 15 tháng 5 năm 2023.
Điều này chính thức mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam trên con đường hướng tới an ninh năng lượng và sự bền vững, đồng thời thu hút hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài vào ngành điện Việt Nam. Bản tin cập nhật pháp luật của chúng tôi thảo luận về những điểm nổi bật của QHĐ8 và các chính sách dự kiến tiếp theo hướng tới việc áp dụng QHĐ8.
Hợp Tác Chuyển Dịch Năng Lượng Công Bằng Giữa Nhóm Đối Tác Quốc Tế Và Việt Nam
Đối Tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) là một sáng kiến và tuyên bố chính trị giữa khối nhà nước (bao gồm các quốc gia thành viên Nhóm Đối Tác Quốc Tế), khối tư nhân (Liên Minh Tài Chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0) và Chính phủ Việt Nam. Mục đích của sáng kiến này nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang một tương lai năng lượng bền vững và chắc chắn hơn. Sự hợp tác này nhằm mục đích thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả và áp dụng các biện pháp bảo tồn năng lượng đồng thời đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi là công bằng và bình đẳng cho tất cả.
Nghị Định Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân: Bạn đã sẵn sàng chưa?
Sau hơn hai năm kể từ lần đầu tiên dự thảo được giới thiệu vào năm 2021, Nghị Định Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân – Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (Nghị Định 13) đã được ban hành vào ngày 17 tháng 4 năm 2023. Trong bản tin cập nhật pháp luật này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số quy định đáng lưu ý trong Nghị Định 13.
Cập Nhật Thuế: Giảm Thuế Suất GTGT Tại Việt Nam Từ 10% Xuống 8% Vào Năm 2023
Ngày 17 tháng 4 năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý đề xuất của Bộ Tài Chính về việc giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% để trình Quốc Hội xem xét và thông qua trong thời gian sớm nhất.
Bộ Tài Chính lựa chọn phương án giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ hiện đang chịu thuế suất thuế GTGT 10%.
Nguồn thu Ngân Sách Nhà Nước được ước tính sẽ giảm khoảng 35 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm 2023, bình quân 5,8 nghìn tỷ đồng/tháng, do việc giảm thuế suất GTGT.
Việc giảm thuế GTGT nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phục hồi, đóng góp vào Ngân Sách Nhà Nước và phát triển nền kinh tế.
Sau khi được Quốc hội thông qua, việc giảm thuế suất GTGT sẽ được áp dụng đến hết năm 2023.
Phạm Vi Điều Chỉnh Ngoài Lãnh Thổ Của Luật Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân Đối Với Các Đối Tác Thương Mại Lớn Của Việt Nam
Liệu có phải luật pháp Việt Nam về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu là văn bản pháp luật duy nhất áp dụng cho người xử lý dữ liệu và người kiểm soát dữ liệu cư trú tại Việt Nam?
Có thể không phải là như vậy.