Cạnh Tranh Và Chống Độc Quyền
Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam hiện vẫn ở giai đoạn mới phát triển so với một số quốc gia khác với rất ít vụ việc cưỡng chế thi hành thành công bởi Cơ quan Cạnh tranh Việt Nam kể từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực. Hướng dẫn về các quy định chống và hạn chế cạnh tranh còn hạn chế, dẫn đến thông lệ cạnh tranh không lành mạnh và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trên thị trường. Cơ quan Cạnh tranh Việt Nam đang tập trung tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và đội ngũ Cạnh Tranh Và Chống Độc Quyền của Frasers hướng dẫn khách hàng về các vấn đề pháp luật cạnh tranh và tư vấn về pháp luật cạnh tranh liên quan đến từng giao dịch cụ thể.
Một số vụ việc nổi bật của chúng tôi trong lĩnh vực này bao gồm:
- Đóng vai trò là luật sư Việt Nam cho một trong những công ty vật liệu xây dựng niêm yết lớn nhất của Australia liên quan đến việc nộp thành công một thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam, xuất phát từ việc khách hàng thành lập một liên doanh châu Á Thái Bình Dương với một trong những công ty vật liệu xây dựng lớn của châu Âu.
- Cung cấp tư vấn pháp lý và hỗ trợ toàn diện về pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam cho một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới, được niêm yết tại Vương Quốc Anh, trong việc khách hàng tham gia làm một nhà đầu tư chiến lược và bên đấu thầu trong quá trình cổ phần hóa của một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu và uy tín nhất tại Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
- Đại diện cho một ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam liên quan đến lập và triển khai kế hoạch tái cấu trúc nhằm tránh các vấn đề chống độc quyền theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Đại diện cho một công ty đồ uống toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản để giải quyết các vấn đề chống độc quyền tại Việt Nam (thông qua việc xin được thư chấp thuận tập trung kinh tế) khi mua lại (xuyên biên giới) doanh nghiệp tại Việt Nam từ một công ty đồ uống toàn cầu.
- Đại diện cho một công ty Nhật Bản trong việc mua lại một phần vốn của một công ty đồ uống nước ngoài, vụ việc này cần sự xem xét cẩn thận dưới góc độ Luật Cạnh tranh Việt Nam, cũng như trao đổi và liên lạc với Cơ quan Cạnh tranh Việt Nam để chuẩn bị và nộp hồ sơ cho Cơ quan Cạnh tranh Việt Nam thông báo tập trung kinh tế.
- Đóng vai trò làm cố vấn pháp lý cho một nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản liên quan đến đề xuất mua lại cổ phần của một công ty liên doanh niêm yết tại Việt Nam. Việc xem xét cẩn thận về Luật Cạnh tranh Việt Nam là thiết yếu để đảm bảo rằng việc mua lại được đề xuất không thuộc vào trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam và không phải trải qua bất kỳ thủ tục thông báo nào với Cơ quan Cạnh tranh Việt Nam.